Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường
    Tin Việt Nam
Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Kinh hãi lợn siêu nạc ở Trung Quốc
Một loại phụ gia độc hại, có tác dụng đẩy nhanh hoạt động đốt mỡ, tạo nạc và khiến thịt tươi lâu hơn đã xuất hiện trong ngành chăn nuôi lợn ở nhiều vùng của Trung Quốc, khiến thực khách nhiều phen phải nhập viện vì những cơn đau bụng hoặc tim đập loạn nhịp.

 


Clenbuterol, được biết tới ở Trung Quốc với tên “bột thịt nạc”, là một loại phụ gia nguy hiểm đã bị cấm sử dụng. Nhưng hãng tin AP cho biết bằng nhiều cách khác nhau, chất độc vẫn tiếp tục xuất hiện trong thịt lợn ở nhiều vùng của nước này.


“Bột thần” tạo lợn siêu nạc


Clenbuterol là hóa chất hoàn toàn được tổng hợp có tác dụng giãn phế quản, kích thích thần kinh giao cảm, vì vậy được dùng làm thuốc điều trị hen suyễn, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.


Nó cũng có tính năng kích thích đốt mỡ và tạo cơ nên còn được các vận động viên thể dục thể hình cũng như những người béo sử dụng để giảm cân.


Nhưng mặt trái của việc dùng thuốc quá liều là gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và trong một số trường hợp có thể gây chết người.


Nhận thức được tác động nguy hại của clenbuterol, Trung Quốc đã cấm sử dụng chất này từ những năm 1990. Nhưng có những người nông dân vô lương tâm hám lợi vẫn bí mật trộn chất này vào thức ăn của lợn.


Việc thêm clenbuterol vào thức ăn khiến lợn lớn nhanh hơn bình thường. Thuốc cũng khiến con lợn giảm tối đa lượng mỡ hình thành trong cơ thể, chỉ để lại một lớp rất mỏng. Ngoài ra, miếng thịt lợn sau khi được pha ra có màu hồng tươi ngon. Màu sắc này giữ được rất lâu so với thịt không nhiễm hóa chất. Wen Peng, biên tập viên The Pig Site, trang tin tổng hợp về ngành công nghiệp thịt lợn toàn cầu, nói rằng chính cái màu hồng tươi đó đã khiến nhiều nhà cung cấp thực phẩm ở Trung Quốc đôi khi còn đòi nông dân bán cho họ thịt lợn nhiễm clenbuterol.


“Đây là một vấn đề không hề nhỏ ở Trung Quốc” - Pan Chenjun, một nhà phân tích cao cấp làm việc tại ngân hàng Rabobank ở Bắc Kinh, người chuyên theo dõi hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Trung Quốc đánh giá - "Lợn nhiễm bột thịt nạc không được thông báo thường xuyên nên đôi khi người ta nghĩ vấn đề không lớn. Nhưng thực sự chuyện này có quy mô rất rộng”.


Ngộ độc người tiêu dùng


Pan nói rằng hoạt động giám sát thực phẩm rất chặt chẽ ở các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải khiến tình trạng nhiễm độc thực phẩm quy mô lớn ở vùng đô thị khó xảy ra. Nhưng ở vùng nông thôn, chuyện lại khác hẳn.


“Tôi nghĩ rằng rất nhiều người sống ở các thị trấn, thị tứ có thể đã tiếp xúc nhiều (với clenbuterol) nếu họ ăn thực phẩm đường phố” - Pan nói - "Đối với các trang trại lợn quy mô lớn, sẽ khó có chuyện lợn nhiễm clenbuterol vì họ không muốn chịu thiệt hại lớn do bị bắt quả tang khi dùng phụ gia bị cấm."


"Nhưng vẫn còn rất nhiều trang trại lợn nhỏ khác và họ có một thị trường rất rộng lớn. Đó là chưa kể tới các lò sát sinh, họ sẽ chọn lựa các nhà cung cấp có sử dụng clenbuterol bởi thịt trông sẽ tươi hơn và nhiều nạc hơn”.


Sau khi đi vào cơ thể lợn, thuốc sẽ tập trung nhiều ở các cơ quan nội tạng như gan, thận, phổi và khiến người ăn những nội tạng này mắc bệnh. AP cho biết tình trạng ngộ độc clenbuterol dường như xuất hiện nhiều ở phía Nam Trung Quốc, nơi người dân thích ăn nội tạng lợn. Đơn cử như tháng 2/2009, 70 người ở thành phố Quảng Châu đã phải nhập viện vì đau dạ dày và tiêu chảy do ăn phải nội tạng lợn nhiễm clenbuterol bán ở một khu chợ địa phương.


Ngay cả phần thịt của loại lợn siêu nạc này cũng không an toàn. Hồi tháng 9/2006, 336 cư dân thành phố Thượng Hải đã bị ngộ độc do ăn phải thịt lợn chứa clenbuterol. Phần lớn số thịt có nguồn gốc từ tỉnh Chiết Giang, nơi việc nuôi lợn bằng clenbuterol diễn ra khá phổ biến.


Tệ hơn, clenbuterol đã được dùng để chăn nuôi nhiều loại động vật khác nhau, không chỉ là những con lợn. Năm ngoái, 13 người ở thành phố Thâm Quyến đã phải nhập viện vì ăn thịt rắn nhiễm clenbuterol. Báo chí địa phương nói rằng những con rắn đã được người ta cho ăn ếch nhiễm clenbuterol để tăng trưởng nhanh hơn.


Kêu gọi kiểm soát “bột thịt nạc”


Hiện tình trạng nguồn thịt lợn ở Trung Quốc nhiễm độc chất này tới đâu vẫn là một dấu hỏi lớn. Chính phủ Trung Quốc không thông báo có bao nhiêu trường hợp thịt lợn nhiễm clenbuterol đã được phát hiện, cũng như các trường hợp bị ốm vì nhiễm thuốc sau mỗi năm.


Nhưng theo đánh giá của giới quan, ít nhất ở vùng nông thôn Trung Quốc, tình trạng sử dụng thuốc này đang diễn ra tràn lan.


Wen nói rằng dù Trung Quốc có các quy định nghiêm khắc chống việc sử dụng “bột thịt nạc”, nhưng việc thực thi các quy định đó lại rất lỏng lẻo và người vi phạm thường được trả tự do sau khi nộp một khoản tiền phạt.


Vì thế việc ngăn chặn tình trạng sử dụng clenbuterol trở nên khó khăn. Ngay cả giới chức chính phủ cũng tỏ ra bất bình với tình trạng thịt nhiễm độc chất kéo dài không thể kiểm soát.


Trong một báo cáo gửi tới Quốc hội Trung Quốc vào ngày 25/8/2009, Wang Yunlong, lãnh đạo ủy ban về các vấn đề nông nghiệp và nông thôn của Quốc hội, đã nói rằng nỗ lực ngăn chặn việc sử dụng “bột thịt nạc” đã không đạt hiệu quả ở nhiều khu vực.


Ông kêu gọi việc thực hiện “một nỗ lực tập trung trên toàn quốc nhằm kiểm soát tình hình”.


Trong bối cảnh người dân Trung Quốc đã bắt đầu lo ngại về thực phẩm độc hại, các trang trại cam kết nuôi trồng thực phẩm sạch đã bắt đầu xuất hiện, nhưng chủ yếu nằm quanh Bắc Kinh và một số khu vực đô thị phát triển khác. Little Donkey là một ví dụ.


Trang trại này được lập nên hồi năm 2008 và không dùng hóa chất hoặc kháng sinh để nuôi lợn. Khi lợn ốm, nó được điều trị bệnh bằng Đông dược và môi trường sống được diệt khuẩn bằng nước tỏi.


Tuy nhiên đổi lại cho sự sạch sẽ ấy là thịt lợn ở đây có giá đắt gấp 3 lần giá thịt bán ở các siêu thị và qua đó cũng nằm ngoài tầm với của nhiều người tiêu dùng thông thường.


 


Tường Linh

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Cửa hàng view núi Phú Sĩ xin lỗi vì khách 'sống ảo' (07-05-2024)
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Trắng đêm “đem Tết” về phố (25-01-2011)
    Nhiều loại cá chép mới cúng ông Công, ông Táo (24-01-2011)
    Chợ đào Sa Pa nhộn nhịp trong sương mù, giá rét (23-01-2011)
    Gạo nhựa bán tràn lan trên phố ở Trung Quốc  (22-01-2011)
    Phố Hàng Mã nhộn nhịp trước ngày ông Táo chầu trời (21-01-2011)
    Siêu thị mở cửa lúc 0 giờ (21-01-2011)
    Được mùa hoa kiểng tết (21-01-2011)
    Đốt trấu, thắp đèn sưởi ấm cho... hoa xứ lạnh (20-01-2011)
    Đám cưới hoàng gia và thường dân (20-01-2011)
    Hà Nội duy trì rét đậm 8 độ C (20-01-2011)
    Lũ đi qua, xuân không đến với làng hoa Tết (20-01-2011)
    Về quê ăn tết sớm (19-01-2011)
    Hàng nghìn ngư dân kẹt trên đảo với tàu đầy ắp cá (17-01-2011)
    Ngâm mình trong giá lạnh bắt ốc, hến mưu sinh (16-01-2011)
    Trắng đêm rút tiền ATM (16-01-2011)
    Những phụ nữ co ro chờ việc trong giá lạnh  (16-01-2011)
    Vé xe “thương hiệu” đã hết  (13-01-2011)
    Những làng hoa hối hả vào Xuân (13-01-2011)
    Cảnh báo về cốc thủy tinh chứa chì độc (13-01-2011)
    Hành khách 'né' bay đêm dịp Tết (13-01-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153058409.